Kiến thức nội thất
Hướng dẫn nghi thức cúng ông Công ông Táo năm 2024
Cứ đến dịp cuối năm người người nhà nhà lại tất bật chuẩn bị cho lễ cúng ông Công, ông Táo để tiễn các vị lên trời. Nghi lễ này luôn được tiến hành trang trọng, đây là một truyền thống tín ngưỡng của người Việt qua bao đời nay. vậy tại sao phải cúng ông Công, ông Táo? Ông Công, ông Táo là ai? Hi vọng thông tin dưới đây có thể giúp bạn có thêm nhiều thông tin bổ ích.
Tại sao phải cúng Ông Công Ông Táo?
Theo tín ngưỡng dân gian ông Công là vị thần cai quản đất đai trong nhà, ông Táo là ba vị thần trông coi việc bếp núc, hai vị thần này được Ngọc Hoàng phái xuống trần gian để bảo vệ cuộc sống yên bình ấm no cho người dân và theo dõi và ghi chép những chuyện Thiện – Ác của con người.
Vậy nên cứ vào dịp cuối năm ông Công, ông Táo lại bay về trời để báo cáo với Ngọc Hoàng về những chuyện tai nghe mắt thấy được ở trần gian chuyện đúng sai phải trái của con người, những việc đã làm được và những chuyện chưa làm được. Bởi vậy nghi thức cúng ông Công ông Táo chính là để tiễn ông Công, ông Táo lên trời cũng là dịp để tỏ lòng biết ơn vì trong một năm qua các vị đã vất vả trông coi nhà cửa, bếp núc để giữ cuộc sống yên bình ấm no cho gia chủ.
Nên cúng ông Công ông Táo vào ngày nào?
Theo tập tục của người Việt cúng ông Công, ông Táo thường được cử hành vào ngày 23 tháng chạp tức là ngày 23 tháng 12 (âm lịch) thường hoặc vào tháng 13 (âm lịch) năm nhuận.
Có ba ngày đẹp trong năm 2024 để cúng ông Công ông Táo:
Ngày 20 tháng chạp (thứ 3 ngày 30/1 dương lịch)
Đây được đánh giá là ngày lành cho nghi thức thờ cúng tâm linh, nhất là cúng Táo quân 2024, hứa hẹn mang lại sự bình an, thịnh vượng, thành công kéo dài, may mắn bền vững. Dù là cầu công danh hay cầu tài lộc đều hanh thông, thuận lợi. Mất đồ cũng dễ dàng tìm lại. Người thân ở xa hay gần đều khỏe mạnh, yên vui. Sức khỏe gia chủ thêm tráng kiện, giảm thiểu ốm đau.
Khung giờ đẹp để cúng ông Công ông Táo ngày 20 tháng Chạp: Giờ Thìn (7h-9h), giờ Ngọ (11h-13h), giờ Mùi (13h-15h).
Ngày 21 tháng chạp (thứ 4 ngày 31/1 dương lịch)
Tiến hành cúng ông Công ông Táo vào ngày này cũng khá phù hợp, mang đến sự bình an trong tâm hồn. Êm ấm trong gia đình và sự thăng tiến trong công việc.
Khung giờ đẹp để cúng ông Công ông Táo ngày 21 tháng Chạp: giờ Mão (5h-7h), giờ Ngọ (11h-13h), giờ Thân (15h-17h), giờ Dậu (17h-19h).
Thứ sáu Ngày 23 tháng Chạp (2/2/ dương lịch)
Thông thường ngày này dễ có chuyện cãi vã, thị phi, nên tránh tiến hành những việc quan trọng như cưới hỏi, động thổ… nhưng nếu là việc tâm linh lại có thể được ban phước lành.
Khung giờ đẹp để cúng ông Công ông Táo ngày 23 tháng Chạp:
Giờ Thìn (7h-9h), giờ Tỵ (9h-11h).
Riêng với giờ Ngọ (11h-13h): Dân gian tương truyền, giờ Ngọ ngày 23 tháng Chạp là thời điểm các vị Thần Bếp quy tụ để chuẩn bị lên trời. Đây được coi là khung giờ thích hợp để đưa tiễn ông Công ông Táo về chầu trời hơn cả (tốt hơn hết là trước 12h trưa).
Cách cúng ông Công ông Táo
Lễ vật cúng ông Công ông Táo gồm: 1 mâm ngũ quả, 3 bát chè, 1 đĩa xôi, hoa tươi, nước, nến đỏ và 3 “ông” cá chép sống, mũ công 3 cỗ, 2 mũ của ông, một mũ của bà, 1 áo quan, tiền giấy.
Màu sắc của mũ công có thể tùy thuộc ngũ hành của năm: kim, mộc, thủy, hỏa, thổ.
Nhiều gia đình có trẻ con sẽ cúng thêm một con gà luộc, loại gà này là gà cồ mới biết gáy (mới lớn), ngụ ý muốn các ông xin Ngọc Hoàng cho đứa trẻ sẽ thông minh sáng dạ, sinh khí hiên ngang như con gà cồ vậy.
Mâm cúng ông Công, ông Táo tùy thuộc vào điều kiện gia đình, nhưng thường mâm cúng thường có những lễ vật như sau:
Mâm cúng ông Táo cơ bản, truyền thống bao gồm:
-
1 đĩa gạo
-
1 đĩa muối
-
3 chén rượu
-
Thịt heo
-
Gà luộc hoặc quay
-
Đĩa rau xào
-
Hành muối
-
Xôi gấc
-
Giò heo
-
Canh mọc
-
Cá chép nướng (ở miền Nam thường cúng cá lóc nướng)
-
Trái cây tươi, trà, rượu, cau trầu,…
-
1 tập giấy tiền, vàng mã
-
1 lọ hoa cúc
-
1 lọ hoa đào nhỏ
Mâm cúng còn tùy thuộc nhiều vào điều kiện gia đình và văn hóa của mỗi vùng miền khác nhau, tuy nhiên điều quan trọng là phải đặt mâm cúng ở nơi trang trọng để tỏ lòng thành kính.
Văn khấn cúng ông Công ông Táo
Sau đây là bài văn khấn ông Công ông Táo dựa theo Văn khấn cổ truyền Việt Nam đến từ NXB Văn hóa Thông tin chi tiết nhất:
Hôm nay là ngày… tháng… năm.
Tên tôi (hoặc con là)…, cùng toàn gia ở…
Kính lạy đức Đông Trù tư mệnh Táo phủ Thần Quân:
(Có thể khấn thêm: Thổ địa Long Mạch Tôn Thần. Ngũ phương ngũ thổ Phúc Đức chính Thần)
Hàng năm gặp tiết hết năm, tháng vừa cuối Chạp. Gia đình sửa lễ bạc dâng lên. Cảm tạ phúc dày nhờ Thần phù hộ. Kính mong thần tâu bẩm giúp cho:
Bếp trong nếp sống rất hòa, ngoài mặt dám rằng cũng đẹp. Cảm thông xin tấu thực thà.
Cầu mong giúp đỡ lợi lạc. Người người lo ấm, cả nhà thêm tiếng tốt lẫy lừng. Việc việc thành công, một cửa ngút khí lành man mác. Muôn trông ơn đức vô cùng.
Cẩn cáo (vái 4 vái)
Nam mô A di đà Phật!
Nam mô A di đà Phật!
Những điều cần lưu ý khi cúng ông Công ông Táo
Cúng Ông Công Ông Táo Dưới Bếp
Đây là sai lầm khi cúng ông Công ông Táo mà nhiều người mắc phải. Vì họ nghĩ rằng ông Công là thần thổ công nên cần được cúng trên bàn thờ chính trong nhà, còn ông Táo trông coi việc bếp núc nên cúng ở dưới bếp. Nên vào ngày 23 tháng Chạp Âm lịch, một số gia đình chuẩn bị 2 mâm cỗ cúng để đặt trên bàn thờ gia tiên và đặt ở dưới bếp. Tuy nhiên điều này là sai vì ở bếp nhiều dầu mỡ nên không thích hợp để cúng vái.
Cúng Tiền Âm Phủ
Khi cúng ông Công ông Táo gia chủ tuyệt đối không nên đốt tiền âm phủ vì ông Công ông Táo là thần tiên chứ không phải là vong hồn người âm. Ngoài ra, vào ngày này nhiều người còn bỏ ra một số tiền lớn lên đến hàng triệu đồng chỉ để mua vàng mã về đốt với niềm tin mâm cao cỗ đầy thì sẽ được ban nhiều tài lộc, xóa bỏ những việc xấu trong năm.
Thế nhưng đây là một hành vi hoàn toàn sai lầm vì nó không mang lại lợi ích gì mà lại còn gây ô nhiễm môi trường.
Quan Niệm Sai Lầm Cúng Càng Nhiều Lễ Vật Càng Tốt
Nhiều gia đình có quan niệm rằng cúng càng nhiều lễ vật thì sẽ được Táo quân ban càng nhiều phước lành. Tuy nhiên, đây là quan niệm không đúng, gây lãng phí, tốn kém tiền của không cần thiết.
Mâm cúng ông Công ông Táo không cần chuẩn bị quá cầu kỳ mà miễn sao thể hiện được sự thành tâm của gia chủ với các vị thần cai quản đất đai và thần cai quản nhà bếp.
Gia chủ cần chuẩn bị lễ vật sau: cá chép, gà luộc, xôi hoặc bánh chưng, bát canh, đĩa xào, đĩa hoa quả, tiền vàng, trầu cau, nước, rượu, trà.
Sai Lầm Khi Tiến Hành Nghi Thức Thả Cá Chép
Nghi lễ cúng ông Công ông Táo thì không thể thiếu cá chép. Nhiều gia đình dùng cá chép giấy hóa cùng mũ áo vàng tiền hoặc cá chép thật phóng sinh ra ao, hồ.
Nhiều người khi đi thả cá thường có động tác ném cá xuống ao hồ từ trên cao xuống hoặc thả cá cùng với túi nilong khiến cá có ít cơ hội sống sót.
Vì thế, tuyệt đối không đứng từ trên thành cầu hay các địa điểm cao ném cá xuống mà hãy để cá dưới mép miệng nước để cá từ từ bơi ra. Bên cạnh đó, không để cá nguyên trong túi nilong rồi ném xuống nước vì không những làm chết cá mà còn gây ô nhiễm nguồn nước.
Tuyệt đối tránh thả cá từ trên cao xuống khiến cá dễ chết
Ngoài ra, người dân cũng cần chọn nguồn nước sạch để thả cá, tránh môi trường nước ô nhiễm để tăng khả năng sống sót cho cá.
Làm Lễ Cúng Sau 12h Ngày 23 Tháng Chạp Âm Lịch
Cúng ông Công ông Táo cần tiến hành trước ngày 23 tháng Chạp, không cần phải làm đúng ngày nhưng nhất thiết phải hoàn tất việc làm lễ trước 12h ngày 23 tháng Chạp. Vì theo quan niệm dân gian thì thiên đình sẽ đóng cửa sau 12 giờ trưa. Nên nếu thực hiện lễ cúng quá muộn, thả cá sau 12 giờ trưa thì ông Công ông Táo sẽ không kịp lên trời.
Cuối cùng, CASARY chân thành cảm ơn bạn đã dành thời gian đọc hết bài viết này.
Facebook: Tấm ốp Casary
Tham Gia Cộng Đồng CASARY: Tại link
Youtube: Tấm ốp CASARY